Thương mại điện tử hưởng lợi từ mùa dich Covid-19 ?

Thương mại điện tử hưởng lợi từ mùa dich Covid-19 ?

Hơn 3 tháng qua, diễn biễn phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến giao thương hàng hóa cũng như nhu cầu của người tiêu dùng, thậm chí còn làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Vì thế, Covid-19 được nhận định là sẽ mang đến cơ hội cho DN biết tận dụng thương mại điện tử.

Được đánh giá là một trong số những ngành ít chịu tác động tiêu cực từ dịch COVID-19 trong quý I/2020, Vậy nguyên nhân nào đã khiến thương mại điện tử tăng trưởng khá nhanh trong mùa dịch. Đó là giải quyết được việc hạn chế gặp gỡ và thanh toán trực tiếp.

Tuy nhiên việc đánh giá thương mại điện tử có hưởng lợi từ mùa dịch Covid-19 thì tùy góc nhìn của mỗi người. Sau đây mình xin gửi tới các bạn một số đánh giá thực tế về thương mại điện tử mùa dịch.

I. THUẬN LỢI

1. Xu hướng mua sắm online tăng mạnh mùa dịch.

Từ khi dịch bệnh bùng phát, việc khách hàng mua hàng qua mạng đã trở nên cấp thiết hơn do người tiêu dùng tránh tới nơi đông người nhằm bảo vệ sức khỏe cùng với việc các báo cáo phân tích từ sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki hay Shopee cho thấy người tiêu dùng có xu hướng mua online nhiều hơn so với trước đây.

Điều này được xem là điểm hưởng lợi lớn nhất của các sàn khi hàng triệu lượt tải xuống và đăng kí tài khoản điều mà trước kia các sàn phải chi ra hàng nghìn tỷ để làm các chương trình khuyến mại đề hút khách hàng về phía mình.

Nếu như năm 2019, TMĐT chỉ chiếm 5% giá trị bán lẻ, nhưng theo khảo sát 3 tháng quý I/2020, thì hiện có tới 76% tài khoản người tiêu dùng mua sắm ít nhất 1 lần trong 3 tháng qua và đạt mức tăng trưởng hơn 20% năm. Nguyên nhân là do dịch Covid - 19 đang ảnh hưởng đến hành vi mua sắm, người tiêu dùng hạn chế đi đến siêu thị, trung tâm mua sắm..., vì vậy bán hàng online ngày càng phát triển.

2. Các chương trình khuyến mãi, livestream trên TMĐT tiếp cận tốt.

Việc ảnh hưởng mùa dịch làm kênh phân phối truyền thống gặp nhiều khó khăn, chính vì thế việc mở rộng kênh mua sắm online và nhiều hình thức khác để tiếp cận khách hàng được xem là cứu cánh của các doanh nghiệp việt để duy trì sự phát triển trong mùa dịch. Bên cạnh phát triển kênh online và gia tăng lợi nhuận từ kênh thì việc tiếp cận lượng khách hàng từ các sàn thương mại điện tử là một hướng đi tốt nếu như bạn có một chiến lược kinh doanh rõ ràng và có tính cạnh tranh cao so với đối thủ.

Theo báo cáo ngành của iPrice, 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam là Tiki, Lazada, Sendo và Shopee đang có người mua sử dụng nhiều nhất Việt Nam. Để tạo ra sự khác biệt và tạo điểm nhấn, các thương hiệu liên tục cải tiến số lượng và chất lượng livestream, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành. Các thương hiệu lớn cần tạo ra nội dung mới lạ và nổi bật, qua đó tiếp cận thêm lượng khách hàng tiềm năng.

Dẫn đầu thị trường Việt Nam cả về lượng truy cập website lẫn tần suất sử dụng của người tiêu dùng, Shopee vẫn muốn tạo thói quen truy cập ứng dụng cho khách hàng với chiến dịch "Ở nhà không khó - có Shopee lo".

3. Lượt truy cập các sàn thương mại có xu hướng tăng so với cùng kì.

Việc mua sắp trực tiếp khó khăn nên xu hướng người dùng internet tìm đến các sàn giao dịch online để tìm kiếm sản phẩm vô tình tăng lượt truy cập vào các sàn. Tuy nhiên tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công còn thấp.

4. Marketing truyền miệng

Truyền miệng trở thành một kênh marketing miễn phí giúp các sàn tiết kiệm được hàng trăm tỉ cho chi phí marketing quảng cáo, Khi khách hàng ngại ra đường việc sở hữu chiếc smartphone kết nối internet thì bạn dể dàng mua hàng và tiếp cận các quảng cáo dể dàng hơn.

II. KHÓ KHĂN

Bên cạnh những thuận lợi thì sàn thương mại điện tử cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực như các ngành khác, Hãy cùng mình tìm hiểu nào.

1. Nhiều ngành hàng giao dịch ảm đảm.

Trong khi lượt tìm kiếm các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh đặc biệt tỉ lệ tìm kiếm khẩu trang tăng 600% hay nước rửa tay tăng 100% thì các ngành hàng như thời trang du lịch có lượt tìm kiếm giảm 30 - 50 % và chưa có dấu hiệu phục hồi.

2. Khó kiểm soát và bình ổn giá nhiều mặt hàng thiết yếu

Khi mà nguồn hàng thiết yếu bị thiếu hụt nguồn cung thì việc tăng giá phi mã gấp cả chục lần so với giá thị trường trước đây

điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người mua.

Ngoài việc giá sản phẩm bị đẩy lên thì nhiều người còn sử dụng sự khan hiếm sản phẩm để thu hút các traffic ảo của người mua trong khi giao dịch không thực hiện được.

3. Tỷ lệ khiếu nại và vi phạm quy định đăng bán sản phẩm tăng cao.

Việc nhiều người bán chạy theo lợi nhuận dẫn đến việc tăng giá bán hoặc tình trạng treo đầu dê bán thịt cho tăng cao, dẫn đến các sàn phải hạn chế và xử phạt các shop tuy nhiên quy chế xử phạt các nhà bán hàng chưa thực sự nghiêm khi chỉ bị sao quả tạ và hạn chế việc ưu đại. Đồng thời việc người bán vi phạm thì việc người mua khiếu nại về chất lượng sản phẩm cũng tăng cao như một điều tất yếu.

III. KẾT LUẬN

Dựa trên những thông tin mình nhận thu thập được thì mình đánh giá thương mại điện tử đang hưởng lợi khá lớn từ mùa dịch Covid-19 vì họ đã thu được một lượng lớn người dùng đăng kí tài khoản và kênh thương mại điện tử dần được định hình hơn trong thói quen mua hàng của người tiêu dùng điều này là một hưởng lợi lớn vì các sàn đã tiết kiệm được một khoản chi phí cũng như thời gian rất lớn từ việc tạo chương trình và thời gian phổ cập.

Bạn có thể quan tâm:

Trang web marketing phải biết

TRANG WEB HỖ TRỢ LÀM ẢNH, VIDEO, NỘI DUNG Phù hợp với nhiều ngành nghề 1.Mẫu quảng cáo facebook: nhiều bài bán hàng cực hay cực hay 2. Làm infographic 3. Làm banner w..

(Khoảng 3 năm trước)0

Các loại dầu gội Sunsilk màu vàng xanh hồng có tốt không

Chiếm hữu được mái tóc suôn mượt là ước mơ của tất cả phái đẹp. Để được như vậy thì không phải là ai cũng làm được và loại dầu gội mà bạn chọn cho mái tóc củ..

(Khoảng 3 năm trước)0

NÓNG nhất tuần: Nhìn lại dự báo về đại dịch toàn cầu từ 12 năm trước

Báo cáo hoạt động năm 2008 của Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ (NIC) cảnh báo một loại bệnh đường hô hấp rất dễ lây lan và không có phương thức ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến một đại..

(Khoảng 3 năm trước)0

Cận cảnh máy trợ thở đầu tiên do chính tay người Việt Nam thiết kế và sản xuất

Hai mẫu máy trợ thở đầu tiên đã được thiết kế thành công tại trường Đại học Điện Lực với giá thành thấp, gọn nhẹ và dễ sử dụng; chuẩn bị góp thêm công sức chung tay v&agra..

(Khoảng 3 năm trước)0

Nóng tuần qua: Tôm hùm, cá hồi rẻ chưa từng có vẫn ế hàng không ai mua

Covid-19 tác động mạnh mẽ tới hoạt động giao thương. Hàng hóa xuất khẩu bị chậm lại khiến hàng loạt mặt hàng bị giảm giá mà vẫn khó tìm đầu ra. Sự kiện: Kinh Doanh, T&a..

(Khoảng 3 năm trước)0